Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

NGƯỜI GIÀ Ở NHẬT BÃN

Truyền thống tôn trọng người già ở Nhật Bản đang bị xâm hại
Với dân số 127 tri ệu Nhãt Bàn có 36.276 ngưòi cao niên «bách tuế” (100-110 tu ồi). So với năm ngoái tăng thêm 4000 người.
nguoi gia nhat ban

RFI Cuối cùng chúng ta đến với nước Nhật. Nhật báo La Croix hôm nay phản ánh hiện tượng người già ở Nhật chết không được khai báo với bài : « Nhiều cụ già thọ trăm tuổi ở Nhật vắng mặt khi kiểm tra ».
Ngày 29 tháng 7 ở Tokyo, đại diện chính quyền địa phương đến mừng sinh nhật lần thứ 111 của cụ ông Sogen Kato. Cụ Sogen Kato được xem là người đàn ông lớn tuổi nhất ở Tokyo. Thế nhưng, khi đến nơi, chính quyền phát hiện cụ đã chết từ lâu, xác cụ được ướp, bên cạnh là một chồng báo mà tờ đề ngày gần nhất cũng là năm 1978. Các chuyên gia cho rằng cụ đã chết ít nhất 30 năm.
Bốn ngày sau, cảnh sát đến nhà cụ bà lớn tuổi nhất thủ đô Nhật. Cảnh sát phát hiện cụ bà đã mất tích, con gái cụ cho biết đã không gặp cụ từ 50 năm nay. Sau đó, hai gia đình này bị buộc tội không khai tử cho hai cụ để tiếp tục nhận tiền trợ cấp của chính phủ.
Báo chí sau đó phát hiện nhiều trường hợp tương tự. Chính quyền đã tiến hành cho thống kê toàn quốc bằng cách tổ chức đi thăm trực tiếp các cụ già. Kết quả là có 200 cụ vắng mặt. Một vài trường hợp trong số đó có dấu hiệu lừa đảo. Một vài vụ khác thì là : mất tích mà gia đình và hàng xóm không hề hay biết.
Dư luận Nhật đang bị sốc nặng. Tờ báo nhận xét hiện tượng này đã từng xảy ra ở các nước khác trên thế giới. Thế nhưng, nó lại gây ngạc nhiên khi xảy ra ở Nhật, một đất nước có truyền thống đoàn kết và kính trọng và thờ cúng người chết. Thế nhưng những giá trị truyền thống này đã thay đổi trong các gia đình Nhật Bản.
Giáo sư xã hội học Francois de Singly thuộc Đại học Paris-Descartes của Pháp nhận định : « Đối với giới trẻ Nhật hiện tại, gia đình không còn là yếu tố có ý nghĩa nhất cho cuộc đời họ ». Còn ông Yasuhiro Yuuki, chuyên gia an sinh xã hội thuộc đại học Shukutoku thì phân tích : « Hiện tại ở Nhật, ngày càng có nhiều gia đình có con cái sống bám vào cha mẹ, và tất nhiên nhờ vào trợ cấp của họ. Con cái nói rằng chúng ở đấy để săn sóc bố mẹ ông bà chúng, nhưng thực chất thì chỉ để xài tiền trợ cấp về hưu của những người này mà thôi” ».
.