Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

QUAN HỆ NGA – MỸ VÀ BÀI TOÁN Á CHÂU .

Xương Lê V.  

From: Khanh Nguyen* Duong Tu
1 -  TOÀN CẢNH .

Người xem cờ dù mẫn tiệp đến đâu , vẫn là người xem cờ ; cho dù đôi khi họ cũng sốt ruột và âu lo như người chơi cờ . Cuộc cờ chính trị toàn cầu phức tạp hơn hẳn so với ván cờ mà ta quan sát , vì có quá nhiều yếu tố tiềm ẩn không hề để lộ ra trên bề mặt để ta có thể căn cứ vào đó để tính toán các nước cờ kế tiếp , kế tiếp liên tục trong cả một tiến trình lâu dài của lịch sử . Một khi quân cờ này chuyển động thì ngay tức khắc nó sẽ tác động lên những quân cờ khác như một chuỗi phản ứng dây chuyền chẳng bao giờ ngưng nghỉ . Dự kiến được chuỗi các phản ứng đó thật chẳng dễ chút nào . Khốn thay : muốn làm việc nước đến nơi đến chốn , chúng ta cần được học hỏi để có thể tiến dần đến chỗ có thể nắm bắt được chuỗi phản ứng dây chuyền đó .

Sự quan sát bằng cách học tại các trường đại học lớn được giảng dạy bởi các giáo sư danh tiếng thế giới là rất cần thiết để người học được cung cấp một nền tảng vững chắc để nắm bắt tình hình thế giới . Các vị giáo sự tại các trường lớn trở thành danh tiếng vì họ biết nhiều về bí ẩn lịch sử không hề được để lộ ra ngoài , nên người học qua các bài giảng dạy có thể đánh hơi được một số những bí ẩn đằng sau các cánh cửa khép kín . Không đủ nhạy bén để đánh hơi được bí ẩn lịch sử , anh cũng chỉ là người có bằng cấp mà thôi . Những bài viết được đăng trên Diễn Đàn chỉ nhằm mục đích duy nhất là : tìm cách đánh hơi được những gì không xuất hiện trong chỗ công khai . Xem cờ chính trị thế giới khó khăn như vậy . Người làm chính trị còn khó khăn hơn gấp nhiều lần .
Quan sát sự chuyển dịch của các quân cờ dù lớn hay nhỏ , đông cũng như tây , đều là “ kết quả của hàng loạt của các tác động do lịch sử lâu đời để lại cùng kết hợp với các diễn biến mới nhất mà thành , dựa trên sự tương nhượng các quyền lợi giữa những thế lực chơi cờ “ . Nhiều vị sẽ trách tôi sao quá bi quan , coi thường độc lập dân tộc . Hoàn toàn không phải vậy , độc lập mỗi quốc gia tùy thuộc rất nhiều vào các thế lực có khả năng trở thành người chơi cờ được kính trọng . Khi chưa phải là người chơi cờ được kính trọng , anh vẫn là quân cờ . Ví như nước Do Thái kia , tuy rất nhỏ , ấy thế mà lại là người chơi cờ được kính trọng . Ví như nước Mexico diện tích rất rộng , dân số khá đông , lãnh thổ nằm bên cả hai bờ đại dương , đầy đủ tài nguyên thiên nhiên , ấy vậy mà vẫn không thể trở thành người chơi cờ được kính trọng . Ví như nước Tầu đất rộng , dân số lớn nhất thế giới , kinh tế đang trở thành lớn thứ hai chỉ sau Mỹ mà thôi , vũ khí trang bị đến tận răng , muốn dương oai diệu võ với khắp nơi trên thế giới , nói gì đến các nước láng diềng của Tầu , mưu kế tiến hành cả gần thế kỷ rồi . Ấy thế mà muốn trở thành người chơi cờ được kính trọng cũng không phải dễ .
Do thế tìm hiểu về mối quan hệ mong manh tay ba giữa Mỹ , Tầu , Nga vào lúc này cũng là chủ đề hay đáo để . Chúng ta không đi vào chiều sâu của lịch sử nữa , chỉ tập chú vào một số diễn biến mới nhất đang sảy ra trong vùng mà thôi . Đó là chủ đề chính trong bài viết ngắn này .
2  -  CÁCH MẠNG HỒNG , NHUNG Ở TRUNG Á .
Liên Xô tan rã đã tạo cơ hội để nhiều vùng thuộc Trung Á thâu hồi được độc lập , nhưng họ có giữ được độc lập hay không tùy thuộc vào chỗ họ có thể giải quyết được các mâu thuẫn bên trong nước họ hay không , song song với việc họ xử sự thế nào trong quan hệ đầy tế nhị đối với nước Nga cựu Cộng Sản đã có lịch sử bành trướng thành đế quốc thảo nguyên suốt từ thời trung cổ đến nay . Nước Nga dưới thời ông Boris Yeltsin là một nước Nga mất tinh thần đầy bực bội đối với Phương Tây . Nước Nga dưới thời Putin – Metvedev là một nước Nga tự tin hơn , có trách nhiệm hơn , thực tiễn hơn . Nhưng không phải vì thế mà nước Nga hôm nay không quan tâm đến quyền lợi của mình trên vùng thảo nguyên Trung Á . Ngay cả khi quyền lợi ấy chỉ mang tính danh dự , thì sự tôn trọng vị thế của Nga trong vùng vẫn là vấn đề mà mọi nhà cầm quyền trong vùng phải rất tế nhị tìm cách ứng xử sao cho hợp lẽ nhất . Dĩ nhiên việc này cũng được phía Mỹ cũng như Âu Châu quan tâm đặc biệt .
Thật đáng tiếc là hầu hết các nhà cầm quyền trong vùng đều bị chi phối bởi chủ nghĩa quốc gia . Nên trong nhiều trường hợp đã chuyển hướng quá đột ngột vào Khối Hồi Giáo để tìm chỗ dựa để mưu tìm con đường ngắn nhất đến Mecca . Cũng có trường hợp chuyển hướng quyết liệt để mau chóng trở thành quốc gia dân chủ tự do theo tiêu chuẩn phương tây như Kyrgyzstan chẳng hạn mà không thèm đếm xỉa đến thực trạng của quốc gia . Thực trạng đó là : xã hội nông nghiệp , sống cô lập giữa thảo nguyên , trình độ dân trí còn thấp , lệ thuộc vào Nga đủ mặt , phương tây không thể cung cấp các trợ giúp tối thiểu để các giới chức cầm quyền tại chỗ có thể lo cho đời sống vật chất cũng như tinh thần cho dân chúng . Một số khác chọn con đường đu giây giữa Nga với Tầu để tìm sự bảo trợ chính trị từ Nga , nhưng tìm hàng hóa với giá rẻ từ Tầu vốn là những thứ mà Nga không thể cung cấp được .
Mối quan hệ tay ba Mỹ Nga , Tầu đã phức tạp trong chiến tranh lạnh , vẫn là vấn đề chính chi phối tình hình Nam Á cũng như Viễn Đông nói chung trong thế kỷ 21 . Như vậy , chủ trương cũng như lập trường của mỗi quốc gia trong mỗi vùng khác nhau sẽ phải chọn lựa cách hành xử khác nhau đối với cả ba thế lực đó để giữ sự quân bình cho dù mong manh để tồn tại ; để chờ cho tình hình diễn biến cụ thể hơn , để các xã hội đó chín mùi hơn cho các thay đổi hướng về dân chủ tự do . Các nước Trung Á thay vì cần kết hợp lại thành một khối cho dù lỏng lẻo lúc đầu nhưng sẽ được củng cố thêm theo thời gian , để mở rộng thị trường cũng như các chia sẻ về an ninh để tránh tối đa các mâu thuẫn do thời kỳ cai trị lâu dài của Nga để lại . Họ lại không làm việc ấy , nên mạnh ai nấy làm theo cách của mình , thường thì luôn dựa vào độc tài cai trị để bòn rút tài sản quốc gia để làm giầu cho bản thân và phe phái . Kết quả là : các cách mạng Hồng hay Nhung đều thất bại .
Cuộc nổi dậy của người dân Kyrgyzstan mới tuần qua là tiêu biểu . Cuộc Cách Mạng Tulip năm 2005 đã đưa ông Bakiyev lên làm Tổng Thống . Khi cách mạng êm thắm nổ ra năm năm trước , nhiều nơi trên thế giới tỏ ý hy vọng  . Nhưng mọi nơi trên thế giới cảm thấy thất vọng đối với ông này khi ông quyết liệt trấn áp các tiếng nói đối lập . Vào tháng tư , ông đã phạm hai sai lầm nghiêm trọng : thứ nhất là ông đã cho lệnh bắt hầu hết các lãnh tụ đối lập , tuy ông thả họ ra ngày hôm sau , nhưng dân chúng đã xuống đường biểu tình . Thứ hai : ông đã đàn áp người biểu tình làm cho khoảng 65 người chết cùng khoảng 500 người bị thương . Bakiyev bị lật đổ mau chóng , phải sống trốn tránh ở vùng phía nam vốn là quê hương của ông .
Biến cố Kyrgyzstan sảy ra trong đầu tháng tư năm nay để lại cho ta nhiều bài học bổ ích . Trước hết , Kyrgyzstan là vùng núi non thuộc Trung Á , người dân sống hài hòa , vốn được ví như Thụy Sỹ Trung Á  . Chế độ dân chủ ở đấy được gọi là Dân Chủ có tham khảo , nói theo Economist là “ Consultative Democray” , nghĩa là các bộ tộc đều được tham khảo thuyết phục để đi đến quyết định chung cuộc . Tiến trình dân chủ như vậy là phù hợp với điều kiện của các quốc gia mà tình trạng bộ tộc còn phổ biến . Nhưng người đứng đầu lại phải là người công chính mới được . Tiếc thay Bakiyev lại không phải là người như vậy , đa số nội các của ông đều là người Miền Nam , cấu kết để tham nhũng . Kế đến khi Bakiyev trốn chạy , lực lượng Cách Mạng thương thuyết với các thành viên nội các để quyền hành được chuyển giao êm thắm . Thủ Tướng Daniyar Usenov từ chức . Chức vụ điều hành chính quyền lâm thời được chuyển giao cho bà Roza Utunbayeva trong thời hạn 6 tháng cho đến khi có bầu cử . Bà này là nhân vật trụ cột trong cuộc cách mạng Tulip năm 2005 , đã từng làm đại sứ Kyrgyzstan tại Anh và tại Mỹ trước khi làm Ngoại trưởng . Nước Nga không cho Bakiyev tị nạn , ông này đã lên tiếng sẽ thoái vị nếu gia đình ông được bảo đảm an ninh . Việc này không trở ngại đối với chính quyền lâm thời Kyrgyzstan vì hòa giải với vùng phía nam là vấn đề mấu chốt đối với sự ổn định của quốc gia Trung Á này .
Bài học Kyrgyzstan rất hay khi so chiếu với nhiều quốc gia mới thoát khỏi chế độ độc tài khi tình trạng xã hội còn nhiều phân hóa mang nặng tinh thần địa phương pha trộn với các mâu thuẫn về tôn giáo hay chủng tộc . Tại bất cứ nơi đâu , người đứng đầu chính quyền trong giai đoạn chuyển tiếp như vậy phải là người rất mực trí tuệ và đạo đức mới có thể đưa đất nước thoát khỏi phân hóa được , như Ông George Washington của nước Mỹ lúc mới lập quốc chẳng hạn , ông Mandela của Nam Phi chẳng hạn .
Nhưng biến cố này lại để lộ cho thấy cách thức mà người Nga đáp ứng với tình hình Trung Á . Việc này được Ông Metvedev trình bày trong cuộc hội thảo được Viện Brooking tổ chức mới hôm qua tại Washington trước khá đông thính giả chọn lọc . Ông đã nói rõ là : Kyrgyzstan có thể đi vào nội chiến , đó là điều người Nga không muốn . Về căn cứ không quân Manas hiện do quân Mỹ xử dụng với sự thỏa thuận của chính quyền Bakiyev trước đây , TT Nga phát biểu quan điểm khuyến khích Kyrgyzstan nên để quân Mỹ tiếp tục xử dụng căn cứ ấy cho đến khi cuộc chiến Afghanistan chấm dứt . Khi được hỏi là Mỹ có ý muốn mời Nga tham gia lực lượng tại Afghanistan , TT Nga sau khi duyệt lại mối quan hệ Nga với Afghnistan thời Soviet cũ đã tỏ ra không mấy mặn mà với đề nghị như vậy . Có lẽ đây là lần đầu tiên ông Metvedev xuất hiện trước những cử tọa gồm toàn những nhân vật am hiểu về thế giới , ông tỏ ra chững chạc và tự tin , điều đó thể hiện đúng với một nước Nga hiện nay .
Một nước Nga mới nhìn nhận trách nhiệm một cách thực tiễn đối với nhiều vấn đề của thế giới hẳn sẽ làm cho phương Tây cảm thấy yên lòng . Điều này sẽ tác động ngay đến mối quan hệ Nga Mỹ cũng như nhiều vấn đề gai góc hiện đang chi phối tình hình Á Châu nói chung . Câu hỏi quan trọng là : người Nga được kính trọng đến đâu trong thực tế đối với quyền lợi của Nga trong vùng lục địa Á Châu cũng như Thái Bình Dương . Một khi mối quan hệ Nga Mỹ trở nên nồng thắm thì thái độ của Tầu sẽ ra sao đối với tham vọng muốn chi phối Á Châu về mọi mặt .
Kinh tế Nga vốn là kinh tế cung cấp nguyên liệu , giá nguyên liệu lên hay xuống dĩ nhiên tùy thuộc vào cung cầu , nhưng lại do Newyork và London chi phối về giá cả . Người Nga hẳn không muốn nhìn thấy giá nguyên liệu giảm sút mau chóng , với giá dầu thô hiện nay khoảng 85 dollar/barel , giá vàng 1150 dollar/ounce là chấp nhận được với Nga để Nga gia tăng khoản dự trữ ngoại tệ (cần coi đây là bù đắp cho Nga thời Gorbachev đã giật sập bức tường Ba Linh) . Đối với Mỹ hay Âu Châu giá các nguyên liệu chủ yếu như khí đốt , dầu thô như hiện nay là có thể chấp nhận được , các nước Âu Mỹ đã thích nghi rất tốt đối với đà giảm giá của Dollar dẫn đến đà tăng giá của nguyên liệu .
Vấn đề kế tiếp liên quan đến việc chuyển đổi nền công nghiệp Nga để mang tính cạnh tranh hơn , chuyển kỹ nghệ quốc phòng sang kỹ nghệ dân sự , đặc biệt liên quan đến hàng hóa chế biến nhằm cung cấp cho thị trường tại chỗ . Sự cường thịnh thật sự của nước Nga nằm trong tổng thể các sự sắp xếp liên quan đến vùng Trung Á để Trung Á được ổn định về chính trị để tiến tới dân chủ và tự do cũng như cải tổ cấu trúc xã hội Nga trở thành nước Nga hiện đại theo các mẫu mực của Phương Tây . Điều này sẽ có lợi cho nước Nga rất nhiều về lâu về dài , hẳn nhiên lợi ích lớn nhất cũng là cho các các vùng thuộc Cựu Soviet cũ kể cả những vùng như Chechen , Dagizstan vốn là vùng rất bất ổn hiện vẫn còn nằm trong lãnh thổ Nga , để chống lại làn sóng xâm lăng từ Hoa Lục đang nuôi tham vọng xâm lăng mềm vùng Trung Á đầy tài nguyên này .
Về phương diện kinh tế , đối với các nước nằm sâu trong nội địa , cơ hội giao thương quốc tế thường bị giới hạn rất nhiều , thường cũng là vùng dễ bị các tổ chức khủng bố quốc tế thao túng , mức sống thấp , luôn bất ổn chính trị xã hội . Họ cũng đã từng bị Nga đàn áp quá lâu trong suốt mấy trăm năm qua . Đa số theo Hồi Giáo nhưng ít mang tính cực đoan kiểu Hồi Giáo Trung Đông . Họ đã là chứng nhân của chủ nghĩa Cộng Sản bạo tàn thời Staline . Cho nên họ ít tin người Nga . Để cho Tầu thao túng còn nguy hiểm hơn nhiều lần . Họ có khuynh hướng nhìn vào Mỹ để bảo chứng cho độc lập của họ , một nền độc lập có chừng mực có thể chấp nhận được . Cho nên cách mạng hồng , cách mạng tulip dễ hình thành cách nay mấy năm là vậy . Người dân Trung Á tin ở Ông Bush có thể cứu vãn họ  khỏi các bất lợi của các quốc gia nằm sâu trong nội địa luôn bị hết thế lực này đến thế lực khia đàn áp . Nhưng tình hình chưa chín mùi để Mỹ có thể trợ giúp tích cực cho các nền dân chủ còn non trẻ này . Như thế , mấy vấn đề cần được đặt ra đối với vùng Trung Á như sau :
Thứ nhất – Trung Á khác nhiều với Trung Đông Hồi Giáo , đường tơ lụa cũ xuyên qua vùng này , họ có gốc Mông Cổ từ thời Thành Cát Tư Hãn để lại tức là người Nomads Phương Đông kết hợp với người Nomads Phương Tây có nguồn gốc Ariels , đế chế Tamerlan hình thành sau đó chính là hậu duệ của sự kết hợp này . Toàn vùng nằm sâu trong thảo nguyên nên luôn bị thao túng bởi Nga trong suốt hai thế kỷ qua . Khi Nga bị suy yếu khi Liên Xô tan rã , nên rất dễ bị Tầu thao túng . Khi đó mối đe dọa đối với toàn Á Châu là lớn lao , kể cả đe dọa đối với an ninh của Nga cũng như khu vực dầu khí Trung Đông . Tầu quyết đẩy da trắng Nga ra khỏi vùng Đông Caucasus sau khi đã làm chủ vùng Đông Nam Á , Ấn Độ Dương , ít ra 1/3 vùng Thái Bình Dương . Cho nên cần ổn định chính trị xã hội vùng Trung Á . Việc này một mình Nga không làm được , một mình Mỹ cũng không xong , nên cần cả hai thế lực cùng phối hợp mới giải quyết được khu vực thảo nguyên mênh mông này . Kyrgyzstan phải chăng báo hiệu hướng giải quyết mới để đẩy nền dân chủ lên một mức cao hơn nữa . Như vậy sự ra đi của ông Bakiyev tham ô là điều đáng mừng . hy vọng các nhà cầm quyền mới nắm bắt được cơ hội này .
Thứ hai – là vấn đề kinh tế . nền kinh tế Tầu hiện nay phát triển theo hai hướng căn bản sau a/ lấy tiểu thủ công nghiệp , sản xuất nhỏ , kỹ thuật thấp (Labor intensive)làm gốc nhờ sự tiếp tay của Taiwan và Hongkong . b/ sau đó chuyển sang đại kỹ nghệ (Capital Intensive) , lấy đại kỹ nghệ để hỗ trợ cho tiểu công nghệ đem hàng tiêu dùng giá rẻ đi thôn tính thị trường để tạo ảnh hưởng chính trị . Ý đồ đó của Tầu chẳng xa lạ gì đối với những người biết việc . Các thương gia Tầu đang thao túng toàn vùng này , hẳn Nga biết đó là mối lo canh cánh bên lòng . Do thế , không xây dựng được guồng máy sản xuất nhỏ ở vùng này cũng dẫn đến thất bại về mặt chính trị . Khốn thay , cả Nga lẫn Mỹ đều không có thế mạnh trong nền kinh tế sản xuất nhỏ theo lối Labor Intensive . Hàng tiêu dùng sản xuất tại duyên hải khi chuyển đến thảo nguyên thế nào cũng mắc hơn hàng tiêu dùng được sản xuất ngay tại thảo nguyên . Việc này thiết nghĩ : các cấp lãnh đạo trong vùng cần tìm cách hợp tác với cả Nga lẫn Mỹ để tổ chức lại thị trường cũng như guồng máy sản xuất .
Thứ ba : Toàn vùng không có vũ khí nguyên tử , không nước nào có quân đội mạnh đủ sức đe dọa nước khác , nhưng tất cả đều là các quốc gia thất bại (Failed nations) cho nên dễ trở thành địa bàn quan trọng để các tổ chức khủng bố xâm nhập . Nếu al Queda và các nhóm Taliban bị truy quét tại Afghanistan cũng như Pakistan , chúng có thể xâm nhập vùng hiểm trở nằm sâu trong nội địa này . Do thế , nếu không có một nỗ lực chung có phối hợp giữa NATO với Nga một cách hữu hiệu để sớm ổn định vùng này , cuộc chiến chống khủng bố quốc tế sẽ dẫn đến chỗ lây lan ra toàn vùng trải dài từ Trung Đông Ả Rập đến Đông Nam Á cũng như Trung Á và Nam Á . Khi ấy khủng bố quốc tế sẽ mở rộng địa bàn hoạt động đến mức tối đa trên một vùng dân cư đến trên 2 tỷ người (bao gồm luôn toàn lãnh thổ Ấn Độ ngày nay , với số dân Hồi Giáo được ước tính là 160 triệu trong 1.1 tỷ dân Ấn) . Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo sẽ mở rộng thêm nữa ; trong điều kiện kinh tế Mỹ cũng như Âu Châu đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc , Tầu vẫn tiếp tục giữ mức thặng dư thương mại với thế giới như hiện nay , lúc đó kinh tế Mỹ sẽ không đủ sức đáp ứng được với một cuộc chiến tranh lâu dài , tốn kém , thất bại là khó tránh .

Chính đó là lý do tiềm ẩn khi các vị tham gia cuộc thảo luận với TT Nga Metvedev tại Viện Brooking đã đặt ra câu hỏi liên quan đến : khả năng hợp tác giữa Nga với Mỹ nhằm ổn định Afghanistan . Dĩ nhiên câu hỏi được nêu ra liên quan chủ yếu đến Afghanistan mà thôi , nhưng đằng sau câu hỏi đó , ta cần nghĩ rằng có liên quan đến toàn vùng Trung Á . Ông Metvedev thoái thác trả lời cụ thể câu hỏi này , điều đó rất dễ hiểu vì các kinh nghiệm đắng cay trong thời gian 10 năm Liên Xô chiếm đóng Afghnistan (1979-1989) đã giết hại khoảng 1/3 dân Afghanistan , người Hồi Giáo trong vùng Nam Á hẳn chẳng thể quên được thảm kịch đó . Nhưng Afghanistan và Trung Á khác nhau . Nga không hợp tác với Mỹ nhằm sớm ổn định vùng này thì mối nguy hiểm sẽ đến với Nga nhiều hơn là với Mỹ hay NATO .

Nam Á là vùng có bốn quốc gia đã hoặc sẽ sở đắc vũ khí nguyên tử , lại là vùng bất ổn nhất . Theo tiêu chuẩn rộng thì cả vùng rộng lớn bao phủ gần khắp Á Châu lục địa đều là các quốc gia thất bại từng phần . Do thế , chiến tranh là rất khó ngăn chặn . Vấn đề chỉ còn là lúc nào và thế nào mà thôi . Hội nghị sáu bên về hồ sơ hạch nhân của Iran vẫn còn lê thê . Nga , Tầu hiện đóng vai con thoi để thuyết phục Iran từ bỏ tham vọng hạch nhân của mình . Thử hỏi Iran có dễ dàng chấp nhận một đề nghị như vậy hay không ? Chế độ Hồi Giáo Shia ở Iran nay như người đi trên dây , buông tay là chết . Họ sẽ chẳng bao giờ từ bỏ tham vọng tiếm kiếm vũ khí nguyên tử theo cách mà Bắc Triều Tiên đã hành động . Khi có nguyên tử , họ mới chịu thương thuyết về vai trò của Iran trong vùng Trung Đông . Quyết tâm tìm kiếm nguyên tử , Iran thực tế : muốn được xác nhận như thế lực làm chủ vùng Trung Đông như các đế chế Iran trước đây . Việc này thế giới không bao giờ chấp nhận . Do thế chiến tranh thật khó tránh .

3  -  VAI TRÒ CỦA NGA TRÊN BIỂN CẢ .

Người Nga nay đủ khôn ngoan và thực tiễn để hiểu rằng : sức mạnh của một quốc gia không chỉ do việc chiếm đất đai đem lại , mặc dù đất đủ rộng người đủ đông là những yếu tố căn bản , nhưng chính yếu do tổ chức xã hội  vững bền có khả năng huy dộng trí tuệ của con người đến mức tối đa có thể huy động được để không ngừng làm cho xã hội ngày càng sản xuất tốt hơn , vượt hẳn các quốc gia khác về mặt khoa học kỹ thuật . Người Mỹ đã rất khôn ngoan khi huy động được trí tuệ của cả nhân loại để đưa nước Mỹ tiến xa về phía trước so với phần còn lại của thế giới . Người Nhật , người Đức củng cố sức mạnh nhờ biết tổng hợp được hai yếu tố nêu trên theo cách của họ .
Văn minh đã trở thành văn minh vũ trụ thì việc tìm kiếm vai trò thống lĩnh hàng hải là vô ích , như đế quốc hàng hải Anh Quốc đã suy tàn . Thống lĩnh thảo nguyên cũng trở nên lỗi thời , nên đế quốc thảo nguyên Nga phải tan rã như tất yếu lịch sử . Do thế chủ trương bao vây Nga hình thành từ cuối thế kỷ 18 ở các mặt trận Bosporus (Biển Hắc hải) hay Đông Bắc Á (Nhật bản) thực tế cũng chấm dứt khi chiến tranh lạnh chấm dứt . Người Nga nay hoàn toàn tự do thông thương trên mọi đại dương với lực lượng bao nhiêu cũng được , cũng như người Tầu vậy . Đơn giản vì : liệu sức mình mà trang bị hải , không quân . Anh chẳng có thể dùng các thứ đó để xâm lăng được ai đâu . Anh sẽ bị hủy diệt trước khi ra tay hành động .

Do thế , ta cần nắm vững tình hình để hiểu thấu hơn về những sự kiện hiện đang sảy ra giữa Mỹ với Nhật . Nhật phải chấp nhận để Nga đi ra đại dương thôi , không còn sự chọn lựa nào khác . Bây giờ là lúc chẳng có đế quốc hàng hải , chẳng có đế quốc thảo nguyên , chẳng có đế quốc dân số , chỉ có một văn minh : văn minh vũ trụ mà thôi . Hãy cứ xem Nam Triều Tiên kia , họ có thể đóng tầu chở dầu trọng tấn lên đến 300,000 tấn , họ có khả năng xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh . Nhưng để làm gì . Người Tầu cần hiểu việc đó .
4  -  TRANH CHẤP TẠI ĐÔNG NAM Á .

Người Nga có một vai trò ở Á Châu , đó là thực tế cần nhìn nhận trong thời kỳ quá độ tiến vào xã hội toàn cầu . Do thế việc giải quyết các tồn đọng trên thế giới không thể không có sự đóng góp của Nga . Vấn đề Đông Nam Á là nơi mà Tầu đang ra sức khuynh loát lại trở thành vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh thế giới , đặc biệt nhạy bén đối với các quốc gia phía nam sát nách Tầu . Giải quyết vấn đề này lại liên hệ đến vai trò trụ cột của Mỹ tại Thái Bình Dương .
Bắc kinh trong thời gian qua đã chứng tỏ ngày càng trở nên hành động vô trách nhiệm liên quan đến an ninh toàn vùng . Việc xây dựng hàng loạt đập nước ở thượng nguồn sông Cửu Long đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho vùng hạ nguồn , một giới chức Mỹ mới đây đã lên tiếng cảnh báo là việc này sẽ gây bất ổn trong vùng Á Châu nói chung . Bắc kinh cũng gia tăng tối đa việc tái vũ trang mang tính xâm lăng , vượt ngoài nhu cầu về an ninh của họ , điều này ngay tức khắc tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong vùng . Các nước trong vùng đua nhau mua sắm thêm trang bị quân sự . Việt Nam , Đài Loan là điển hình cho công cuộc tái vũ trang ấy .
Dĩ nhiên Bắc kinh ồn ào phản đối Mỹ về việc bán 6.4 tỷ dollars trang bị quân sự cho Đài Loan và coi đó là Mỹ can thiệp vào nội bộ của Trung Hoa , theo thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 thì Đài Loan là một phần lãnh thổ của Tầu . Nhưng Mỹ lại có những cam kết khác với Đài Loan từ trước khi Thông Cáo chung Thượng Hải được ký kết . Người Mỹ dựa vào cam kết này để bán quân cụ cho Đài Loan . Việc này còn liên hệ đến an ninh của Nhật Bản , Triều Tiên cũng như an ninh trên thủy lộ rất nhộn nhịp này .
Bất cứ sự gì sảy ra ở Biển Đông cũng tác động đến an ninh của Nga trong đường dài , một khi bất ngờ Tầu tung người chiếm lĩnh Siberia hoang vắng do Nga làm chủ . Tầu chưa dám nêu lên vụ này vì chưa giải quyết xong vùng Biển Đông cũng như Đông Nam Á trong đó VN là mấu chốt đấy thôi , mặt khác Tầu cũng muốn lợi dụng tối đa cơ hội hiện nay để tích lũy của cải trước khi ra tay hành động toàn diện . Hãy giả định một tình huống như thế này : Tầu gây sáo trộn tại Biển Đông , nhưng bất ngờ cho người -thực tế là lính Tầu- tràn ngập vùng Siberia thì sao ? Ông Putin có đủ thời gian để điều động binh sỹ đến để ngăn chặn kịp thời hay không ? Giết đâu có được . Nga mất trắng vùng Siberia trong nháy mắt . Một khi sự việc như vậy sảy ra thì toàn vùng Trung Á sẽ như thế nào ? ai mà biết được . Khi ấy kho vũ khí nguyên tử của Nga hay Mỹ cũng vô ích . Cứ nhìn thế để thấy , Nga cũng cần hợp tác với Mỹ trong vấn đề liên quan đến Đông Nam Á . Thế cờ đã chuyển như vậy , chẳng thể đảo ngược được . Trong canh bài này , Tây Âu khó có thể tham gia tích cực được . Cho nên các vụ cải vả giữa Nga với Mỹ nếu có nói tới chỉ là các biểu hiện lặt vặt bề ngoài mà thôi .
Thật rõ ràng là các nước trong vùng rất mong sự hiện diện có ý nghĩa của người Mỹ trong vùng để giữ sự cân bằng với thế lực bành trướng của Tầu trong vùng , như lời Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long mới hôm nay 4-15 phát biểu trong cuộc phỏng vấn của Charlie Rose trên đài PBS . Nhưng Mỹ hiện diện thế nào lại là vấn đề mà các nước trong vùng hầu như không hề đả động đến một cách chi tiết  . Nếu chỉ về thương mại không thôi thì nay Mỹ là nước đầu tư nhiều nhất vào VN , cũng là nước mà VN xuất khẩu nhiều nhất . Trong khi bị ép buộc từ Bắc kinh , chơi với Tầu thì VN chỉ có thiệt hại về thương mại , môi sinh , bệnh tật , an ninh mà thôi . Điển hình khác là Malaysia chẳng hạn , đầu tư của Mỹ tại đó chiếm gần 40% tổng đầu tư quốc tế vào nước này , Singapore , Đài Loan , Đại Hàn đều được hưởng lợi rất lớn từ thị trường Mỹ để có thặng dư thương mại khổng lồ ngày một gia tăng . Nhưng đòi hỏi các quốc gia ấy tự nguyện đóng góp với Mỹ thì vô phương . Họ lại muốn ngả về Hoa Lục để tìm thị trường mới . Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tái diễn hoài trong chính sách của nhiều quốc gia trong vùng .
Nếu giả sử đòi hỏi họ sát cánh với Mỹ trong việc xây dựng một lực lượng thống nhất về kinh tế cũng như quân sự chính trị , có như vậy mới cản bước tiến xuống phương nam của Tầu , thì các quốc gia này sẽ thẳng thừng từ chối . Họ coi đó là trở lại với kiểu Liên Phòng Đông Nam Á khi xưa . Người Mỹ cũng thừa hiểu như vậy . Nên Mỹ chẳng dại gì để trở thành người khởi chiến trong vùng . Vấn đề an ninh của các quốc gia trong vùng sẽ do các nước trong vùng tự quyết định , nếu có yêu cầu Mỹ sẽ hỗ trợ theo điều kiện mà Mỹ có thể hỗ trợ được . Tình hình này mở ra một cơ hội cho Nga nhập cuộc trong vai trò là người cung cấp vũ khí quan trọng cho toàn vùng kể cả Trung Cộng , VN , Malaysia , Indonesia .
Trong các quốc gia thuộc khối ASEAN hiện nay , Miến Điện và VN là hai nước bị Tầu khống chế nặng nhất . Nước nọ mở đường trực tiếp đến Ấn Độ Dương , VN là mấu chốt trong sách lược nam tiến của Tầu . Với bắc kinh , hai chiến trường này kết hợp thành một trận đồ phương Nam để ép Thái Lan ở giữa về cả bốn mặt . Cao trào áo đỏ hình thành tại Thái , đang ra sức làm ung thối tình hình Thái lan , đánh ngay vào trung tâm Tài Chánh , thương mại chính tại Bangkok nhằm làm cho kinh tế Thái suy kiệt , để lần hồi đi đến chỗ phải hình thành một chính quyền thân Tầu tại đó . Việc này cấn được xem xét dưới khía cạnh khác liên quan đến Thái Lan , đặc biệt rất giống với VN , là hiện có hai nước Thái : một nước Thái thành thị tham lam , biển lận quay lưng lại với nước Thái thứ hai là nước Thái nông thôn . Cho nên Thái Lan cần cải cách xã hội tận gốc rễ mới bảo đảm cho nước Thái phát triển vững chắc được (VN cũng y như vậy) .
Người Mỹ nhìn các diễn biến tại Thái Lan dưới cả hai khía cạnh đó , nên truyền thông thế giới nói chung giữ thái độ dè chừng ; khi tinh tế thế giới hiện khá mong manh chưa thực sự hồi sinh . Hy Lạp , Iceland , Tây Ban Nha ..đang bị khủng hoảng nợ nần , nên thế giới không muốn nhìn thấy thêm một nước Thái suy sụp về tài chánh . Nhưng với đà này kéo dài thì Thái lan sẽ ra sao ? Hiện không thấy có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy hai phía Áo Đỏ và chính quyền Bangkok dễ đi đến một thỏa hiệp về một cơ chế quyền lực mới tại đấy , dựa trên căn bản là :  chính quyền Trung Ương Thái lan ít chịu ảnh hưởng của mấy ông Tướng và Hoàng Gia Thái hơn , để quyền lực cũng như phương tiện tài chánh được san xẻ đồng đều hơn cho các vùng nghèo khó ở phía Bắc Thái .
Như thế , ta có thể dự liệu cuộc khủng hoảng Thái lan sẽ ngày càng duy đồi thêm , ngân sách sẽ thiếu hụt thêm , thất nghiệp sẽ tăng . Đó chính là cơ hội để Bắc kinh tung đòn tài chánh nhằm chi phối chính tình Thái Lan trong lâu dài , song song với việc lấn sâu thêm vào lãnh thổ VN cũng như Miến Điện . Tình hình hiện nay tại cả ba nước Việt , Thái , Miến cần được xem xét trên tổng thể đó mới được . Tầu thực ra áp dụng ngay bài học mà Mỹ đã ứng dụng trong vùng thời chiến tranh lạnh , khi họ dùng tiền để mua chuộc mấy ông Tướng để biến mấy ông Tướng trong vùng thành những người thi hành chính sách của Mỹ trong vùng . Tầu đã hành động y như vậy tại Miến Điện , VN và sắp tới đây sẽ tung đòn như vậy tại Thái lan .
Người Mỹ dù sao vẫn có những tế nhị nhất định do các hệ lụy thời chiến tranh lạnh để lại nên không thể hiện diện trực tiếp trong vùng theo cách mà họ đã xử dụng trước đây . Họ tìm nhiều phương cách khác nhau để tiếp cận  mỗi nước theo đường lối ngoại giao như hợp tác huấn luyện , thăm viếng của hải quân , tập trận chung mỗi khi có thể đối với các quốc gia mà sự e ngại về đe dọa của Tầu gia tăng rõ rệt như VNCS chẳng hạn . Mỗi khi Mỹ làm như vậy thì Tầu cũng làm theo để canh chừng . Như vậy , ít ra đến lúc này , Mỹ chưa  thực sự hiện diện trong vùng như điều mà các quốc gia Đông Nam Á suy nghĩ : tức là hiện diện quân sự để giữ quân bình với Tầu . Nếu nói về thuyết Quân Bình Lực Lượng thì thuyết này đã lỗi thời rồi , không thể ứng dụng trong vùng ĐNA được . Vả lại người Mỹ không trực tiếp tạo dựng sự quân bình với nước khác , chính các quốc gia ấy tự tạo dựng lấy sự quân bình lực lượng trong mỗi khu vực nhất định . Mặt khác quân bình lực lượng chỉ là tạm thời , trước sau gì cũng dẫn đến chiến tranh như lịch sử đã để lại .
Sự hiện diện của Nga trong vùng trở thành thực tế . Đặc biệt quan trọng đối với VNCS vốn là cựu đồng minh của Liên Xô trước đây , trang bị quân sự đều do Liên Xô cung cấp . Nga lại là quốc gia nối tiếp Liên Xô xử dụng cảng Cam Ranh . Trong điều kiện đó VNCS mua máy bay chiến đấu SU 30 , hỏa tiễn phòng không , hay tầu ngầm của Nga là việc rất phù hợp với thực tế của tình hình . Đối với VN , xử dụng quan hệ Mỹ , Nga để chặn đà bành trướng của Bắc kinh là chọn lựa khôn ngoan . Người Nga , như đã trình bày trên rất cần hiệ diện trong vùng ĐNA hơn cả người Mỹ , vì mọi biến chuyển tại ĐNA đều tác động ngay tức khắc đến các vấn đề sinh tử của Nga . Tại đây cả Nga , Mỹ đều có quyền lợi chung ở một mức độ nhất định . Người Nhật chẳng thể hiện diện được , khi các Samurai nay chỉ muốn đi buôn thôi . Họ sợ chết hơn người Đức rất nhiều , cho nên nếu nói xã hội Nhật đang già nua cũng là điều đúng thôi .
5  -  VAI TRÒ NGUYỄN TẤN DŨNG TRONG BÀN CỜ ĐNÁ .

Thật rõ ràng là VN trở thành con cờ trung tâm đối với mọi phía . Điều rất khác biệt hôm nay so với VNCH trước đây là ở chỗ : VNCH trước đây rất mong mỏi được quyết định độc lập , Mỹ không cho quyết định độc lập . Ngày nay cả thế giới phương Tây đòi hỏi VNCS cần kiên quyết trong các quyết định độc lập của mình , Hà Nội lại không dám làm . Trớ trêu của lịch sử chính ở chỗ đó . Cả Bộ Chính Trị Đảng CS VN thực đã bỏ đi rồi , không ai dám quyết định hoặc đề nghị nào nên hồn cả . Tất cả đều không được học hỏi chuẩn bị để lãnh trách nhiệm lớn lao như vậy (nước gần 90 triệu dân đâu có nhỏ) . Họ lại bị dính líu đến nhiều khúc mắc đối với tay chân của Tầu gài vào nước ta vì guồng máy an ninh tình báo của VNCS chưa đủ nhạy bén để thấy các âm mưu đen tối của tình báo Tầu . Cho nên cả Bộ Chính Trị ấy cùng guồng máy thư lại cồng kềnh không bao giờ dám đưa ra một nhận định cụ thể nào đối với hướng đi của đất nước . Để khỏa lấp nỗi trống vắng đó , họ chỉ biết nhai lại những điều đã được Đảng CS nói tới từ hơn 40 năm trước .
Tình hình này đòi hỏi phải có người dám nhận lấy vai trò của người đầu tầu : Nguyễn Tấn Dũng chính là người đó . Nga với Mỹ cùng ủng hộ Dũng là thực tế hiển nhiên . Quá trình tìm hiểu về Dũng thế nào ? lý lịch ra sao chẳng mấy quan trọng đối với quyền lực toàn cầu (mà thực ra họ biết rất ngọn nguồn) , chính yếu là người đó có hoàn thành được việc mà toàn cầu giao phó hay không ? . Như ông Kỳ khi xưa dám nhận lấy trách nhiệm dẹp loạn Miền Trung vậy . Tùy việc mà chọn người , tùy thực tế mà tổ chức công việc . Đảng CSVN không thể thống nhất ý chí trước tình thế cấp bách này thì thế giới họ phải chọn người để ủng hộ thôi . 
Cơ hội đến khi Nga Mỹ ký kết thỏa thuận cắt giảm kho vũ khí nguyên tử chiến lược của hai phía . Ông Obama đã mời phía VN tham dự hội nghị quốc tế gồm 47 nguyên thủ quốc gia đến Washington để bàn về biện pháp an toàn hạch nhân cũng như cấm phổ biến vũ khí nguyên tử . Phía VN đã mau chóng nhận lời mời , mặc dù là quốc gia không có nguyên tử . Phía VN đã cử một nhân vật khác tham dự hội nghị , nhưng phía Mỹ tỏ ý không hoan nghênh và nói rõ : chỉ tiếp Dũng thôi . Dĩ nhiên việc này làm nội bộ Đảng CS ở cấp cao nhất rúng động , đặc biệt đối với vài nhóm râu ria của đám Lê Đức Anh , Lê Khả Phiêu , Đỗ Mười là những nhóm vẫn đang vận động để đưa người của mình vào ghế Tổng Bí Thư Đảng CS . Dĩ nhiên Tầu cũng gia tăng hoạt động gợi ý để Đảng CS chọn người thân Tầu vào chức vụ cao cấp nhất Đáng CS .
Cần lưu ý là vào đầu sang năm Đại Hội toàn Đảng sẽ họp , bây giờ là lúc các văn kiện đã sẵn sàng rồi để các cấp đảng địa phương cử người tham gia đại hội tại mỗi địa phương , việc sắp xếp nhân sự phải được Ban Tổ Chức Trung Ương hoàn tất từ khá lâu trước đó để nhân vật được các phe phái đồng ý chọn lựa sẽ phải lãnh trách nhiệm soạn thảo đề cương chính trị cho mấy năm tới . Cứ như diễn biến của tình hình hiện nay , một sự thay đổi đột ngột như vậy có thể dẫn đến nhiều hướng khác nhau . Thí dụ như đề cương chính trị sắp tới sẽ chẳng ra hồn giống gì cả , vì không có gì bảo đảm việc tiếp tục nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như mấy anh ảo thủ mới phát biểu  tại Hà Nội nhằm trấn an các đảng viên . Thí dụ chưa chắc Đảng CS VN sẽ mở Đại Hội được một khi chưa có người được chọn để hoàn tất đề cương chính trị . Khi chưa có người chủ trì thì chưa thể bố trí nhân sự các cấp được . Thực tế Đảng CS đang bế tắc về vấn đề này . Vì Mỹ và Nga đã chọn Ông Dũng rồi . Tín hiệu do quyền lực toàn cầu đưa ra rất rõ : các anh phải chọn chọn Dũng .

Vấn đề lại không đơn giản ở chỗ chọn ai ,  mà lại là chọn một hướng đi : theo Tầu hay theo con đường dân chủ đã được lịch sử chứng minh là hướng đi tất yếu không thể đảo ngược được và là cách hữu hiệu nhất để chống lại chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc . Tương lai dân tộc anh đất nước anh tùy thuộc vào sự chọn lựa này .
Còn hàng loạt các tín hiệu được quyền lực toàn cầu chuyển ra do việc mời đích danh Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị Washington . Máy bay 777 do Boeing sản xuất được gọi là chuyên cơ , tức là được trang bị đặc biệt theo cách nào đó chỉ các chuyên viên trong nghành mới hiểu mà thôi , mà cũng chỉ để chở một vài nhân vật đặc biệt nào đó mà thôi . Máy bay được cả hệ thống theo dõi bảo vệ an ninh từ khi cất cánh tại VN , trong suốt lộ trình bay được các trạm kiểm soát không lưu cũng như canh phòng nghiêm ngặt bởi không quân Mỹ , khi đi vào không phận Mỹ được bốn chiến đấu cơ nghinh đón . Biện pháp an ninh nghiêm ngặt này được thực hiện kể cả khi máy bay trên lộ trình về nước . Cho đến khi máy bay chở Dũng đáp xuống phi trường tại VN thì việc bảo vệ mới chấm dứt . Trong khi dự hội nghị tại Washington , Dũng lại họp tay ba với Metvedev cũng như Obama , đó là tín hiệu cụ thể cho thấy Mỹ , Nga nhất trí ủng hộ Dũng .
Như thế , thông điệp mà Mỹ chuyển đến cho Hà Nội còn rõ ràng hơn nữa , cụ thể như thế này  : “ Nhân danh quyền lực Toàn Cầu  nước mỹ có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho nguyên thủ quốc gia đồng minh hiện đang trong tình trạng chiến tranh với Tầu “
Tình hình thế giới đã quá rõ ràng , các quân cờ đã chuyển động nhằm chuẩn bị cho nhiều thay đổi ngoạn mục sẽ sảy ra tại nhiều vùng trên thế giới . Biết được các thay đổi cụ thể thế nào không phải việc dễ đối với nhiều người Việt , Đảng CS cho dù có đủ hệ thống tình báo cũng như đang nắm quyền sinh sát cả nước cũng không thể biết được các diễn biến sắp tới đây . Thời kỳ đu dây đã qua , bây giờ là thời điểm quyết liệt đối với chọn lựa sống còn cho dân tộc , nên không thể chần chờ . Chọn lựa duy nhất đối với bất cứ quốc gia nào khi biết chắc chắn phải đi vào chiến tranh , thì hãy chuẩn bị đi vào chiến tranh với tất cả sức mạnh và lòng quả cảm . Đi vào chiến tranh thì phải có người lãnh đạo chiến tranh , điều này lịch sử luôn dạy ta như thế , Mọi việc hiện nay lệ thuộc vào Đảng CSVN cũng như Quốc Hội VN trên danh nghĩa theo Hiến Pháp hiện hành . Hãy dứt khoát chọn Nguyễn tấn Dũng làm Tổng Bí Thư , đồng thời là Tổng Thống VN .

Tất cả các đảng viên cao cấp của Đảng CS Hà Nội , hãy bình tâm suy nghĩ về thế thắng bại hiện nay . Tầu mới đây hùng hổ tuyên bố : có thể nói không với Mỹ . Mỹ chưa hành động gì nhiều , thế mà Tầu sợ run như lời Ôn Gia Bảo mới phát biểu . Tầu đã lún quá sâu vào con đường tự hủy rồi . Bắc Kinh đã cam kết quá nhiều như Liên Xô đã cam kết quá nhiều trước khi dãy chết . Cuộc cờ tay ba lại xoay chiều để tiến đến thế chiếu bí toàn diện . Khi quân cờ Nga chuyển hướng thì mọi việc kể như xong . Đảng viên CS cần mở mắt to ra nhìn thế sự .
Trước đây , dường như trong bài viết bàn về một năm cầm quyền của Ông Obama , tôi có nêu ra vấn đề : Ông hiền Obama trở thành ông Dữ Obama . Chiêu thức rất nhu , nhưng lực phóng ra cực mạnh . Quan hệ Mỹ, Tầu nhìn bề ngoài có vẻ như vẫn tốt đẹp , nhưng trong chỗ kín đáo ngày càng xung đột dữ dội . Tầu hết cơ hội rồi .
Xin đừng nói tôi thân Mỹ , tôi chẳng thân ai . Quân cờ chuyển ra sao , tôi nói thế ấy . Thế cờ biến đổi khôn lường , nhiều khi một đêm sáng sau ngủ dậy mọi sự đã thay đổi . Xin mọi người Việt bình tĩnh theo dõi tình hình .
Xương Lê V.  April-15-2010 .