Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

BAC KINH LAM NGO TRUOC SU ANH HUNG CUA CAC VI SU TAY TANG

Beijing Sidelines Tibetan Monks' Heroism

Tác giả: Chen Pokong   Dai ky Nguyen, 26 Tháng 4 2010 20:56  

Sự cứu viện đầu tiên sau trận động đất tại thành phố Ngọc Thụ (Yushu), thuộc khu vực Tây Tạng, ngày 14 tháng 4 vừa qua, không phải đến từ lính Trung cộng, mà được khởi đầu bởi hàng trăm tăng lữ đến từ các chùa viện xung quanh của dân tộc Tây tạng. Trong vài ngày sau đó, gần 10.000 tăng nhân đã đến vùng Yushu, tạo thành một đoàn cứu trợ lớn nhất tại nơi đó.


Các vị tu sĩ đã cứu giúp những người bị thương từ những tòa nhà sụp đổ, săn sóc các người sống sót, và chuẩn bị thức ăn cho nạn nhân. Họ thiêu đốt các thân thể đã chết và tổ chức các buổi cầu nguyện cho những người quá cố. Trong những cô nhi viện mà các người trông coi đã bỏ chạy, họ đến săn sóc các trẻ em mồ côi này.
Trong lúcnhững người sống sót bày tỏ lòng cảm ơn các vị tăng nhân, thì chế độ Trung Cộng có vẻ băn khoăn rất nhiều vì ảnh hưởng của các tăng nhân và truyền thống Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại ở Tây Tạng, dù rằng dân tộc Tây tạng đã bị thống trị 50 năm với học thuyết vô thần của đảng Cộng sản Trung quốc.
Các vị tu sĩ bị ra lệnh phải rời khỏi khu vực này, và ủy viên thường trực cục Chính trị Li Changchun (Lý Trường xuân) đã chỉ thị bộ môn Tuyên truyền không được đề cập đến những nỗ lực của các vị tăng nhân Tây tạng, mà chỉ “ca tụng vai trò của quân đội Giải phóng Nhân dân, quân cảnh, và cảnh sát võ trang” và “sự hướng dẫn” của trung ương đảng cộng sản, với sự lãnh đạo của ủy viên đảng cộng sản địa phương.
Ôn Gia Bảo, nhân vật đứng hạng nhì của chế độ Trung cộng, ba ngày sau trận động đất đã đi thăm viếng khu vực, và phải thú nhận rằng các tăng nhân Tây tạng đã đóng góp rất nhiều trong nỗ lực cứu trợ, nhưng lời tuyên bố của ông ta đã không được các cơ quan truyền tin nhà nước đăng tải. Trong giờ truyền hình về ngày Quốc Tang, không một hình ảnh của vị tăng nhân nào được chiếu lên, thay vào đó các cứu trợ của Cảnh sát Võ trang Nhân dân và quân đội Trung cộng tiếp tục được ca tụng.

Tuyên truyền để hạ bớt thảm cảnh
Tường thuật từ các vùng ảnh hưởng nói khác hẳn. Các lực lượng cứu trợ của Trung cộng phải sau ngày động đất mới tới, và những sự cứu giúp của họ cũng chẳng có nhiều. Viện trợ của quốc tế, bao gồm những quốc gia có nhiều kinh nghiệm chuyên môn về cứu trợ động đất, ví dụ như Nhật Bản, đã bị từ chối. Một nhóm cứu trợ từ Đài Loan, cuối cùng đã được phép đi vào, nhưng họ chỉ có thể đến vào lúc 72 giờ sau khi trận động đất đã xẩy ra.
Trong khi chế độ Trung cộng giải thích sự từ chối viện trợ của ngoại quốc là vì khả năng giao thông bị giới hạn cùng với các thử thách lập luận, nhưng lý do thật sự là đảng cộng sản Trung quốc muốn che dấu một số sự kiện.
Dân địa phương nói rằng chế độ Trung cộng đã giảm bớt số người chết. Các tăng nhân và người cứu trợ cho rằng số người chết là trên 10.000 người trong khi Bắc kinh loan báo với thống kê chỉ hơn 2.000 người thiệt mạng.
Theo sau trận động đất ở Tứ Xuyên, chế độ Trung cộng đã tuyên bố rằng các trường học đã được xây cất để có thể chịu đựng động đất tới cấp 7,0 độ chấn động. Trong vùng gần khu hành chính của thị trấn Jiegu, gần 85 phần trăm các tòa nhà đã sụp đổ, bao gồm nhiều trường học, kết quả nhiều trẻ em đã chết.

Một số người tin rằng độ chấn động Richter đã được sửa đổi lên cấp7,1 để tránh khỏi phải giải thích tại sao các trường học, phần nhiều là mới xây lên gần đây, đã không đạt đủ tiêu chuẩn chống động đất. Theo Khảo Sát Địa Chất của Hoa Kỳ, trận động đất ở Yushu này chỉ đo tới cấp 6,9 độ địa chấn.
97 phần trăm dân cư ở Yushu là người Tây Tạng, và trong số đó, có rất nhiều bất mãn đối với sự cai trị của Trung cộng. Nhiều dân địa phương đã từ chối bắt tay với Ôn gia Bảo trong cuộc viếng thăm của ông ta. “Ông thăm viếng như thể là lãnh tụ của bọn côn đồ, không phải để bày tỏ lòng quan tâm chân thật đối với dân chúng. Chúng tôi không có đủ trợ cấp,” một tu sĩ đã la to tới Ôn gia Bảo, theo tường thuật của đài phát thanh Á Châu Tự do.

Bắc kinh cũng đang che dấu sự kiện rằng người dân địa phương Tây Tạng và các tăng nhân hy vọng đức Đạt Lai Lạt ma sẽ thăm viếng khu vực động đất. Tăng lữ Tây Tạng cũng đang thực hành các buổi cầu nguyện cho vị lãnh đạo tinh thần của họ được đến thăm.
Đức Đạt Lai Lạt ma, sinh trưởng tại tỉnh Thanh Hải, nơi thành phố Yushu trực thuộc, đã gởi thơ an ủi các dân cư và bày tỏ mong ước được viếng thăm nơi động đất. Mặc dù điều này là cơ hội tốt để xoa dịu sự liên hệ giữa Bắc kinh và Tây tạng, chế độ Trung cộng không hồi đáp lời yêu cầu của Ngài.
Các chuyên gia chính về động đất của Trung quốc, gồm Trầm Tông phi, Dư hướng Hồng, và Trương đức Lượng, đã gửi ra các báo động rằng một trận động đất sẽ xẩy ra trong khu vực. Cục Địa Chấn Quốc gia đã bỏ qua những báo cáo này và tuyên bố trong ngày 9 tháng 3 rằng, “Sẽ không có trận động đất tàn phá nào tại Trung hoa đại lục trong một tương lai gần.”
Trận động đất tại Ngọc Thụ (Yushu) là một trong những trận động đất tàn phá nhất xẩy ra ở Trung quốc trong những năm gần đây, nó đứng thứ nhì chỉ sau trận động đất tại Tứ Xuyên năm 2008.


Beijing Sidelines Tibetan Monks' Heroism

By Chen Pokong
The first rescue efforts at Yushu in the aftermath of the earthquake on April 14 were initiated by hundreds of monks from nearby Tibetan Buddhist monasteries. In the few days that followed, nearly 10,000 monks arrived in Yushu, forming the largest rescue team there.
The monks rescued the injured from collapsed buildings, took care of the survivors, and prepared food for the hungry. They cremated the dead bodies and held prayers for those who had passed away. In orphanages whose care-takers had fled, they took care of children.
While survivors expressed their gratitude to the monks, the Chinese regime seemed deeply unsettled by the influence monks and the Buddhist tradition continue to have in Tibet, despite the 50 years of rule under the Chinese Communist Party’s (CCP’s) atheist ideology.
Monks were ordered to leave the region, and Politburo Standing Committee member Li Changchun instructed the Propaganda Divisions to make no mention of the efforts made by Tibetan monks, and to “promote the People's Liberation Army, paramilitary police, police's role” and the “guidance” from the Central CCP, State Council, and local CCP leadership.
Wen Jiabao, the regime's second-in-command, visited the site three days after the earthquake and had to admit that the Tibetan monks contributed much to the rescue efforts, but his statement was not covered by the Chinese state-controlled media.
In the hours of TV coverage during the National Day of Mourning, no monks were shown, while the efforts by the People’s Armed Police and the military were continually touted.

Propaganda Downplays Tragedy
Reports from the affected regions tell a different story. The Chinese rescue forces did not arrive until the day after the earthquake, and their rescue efforts were not intense. Foreign aid, including from countries with much earthquake relief expertise, such as Japan, was turned down. A rescue team from Taiwan was eventually allowed in, but they could only arrive 72 hours after the tragedy struck.
While the official explanation for turning down foreign help was limited transportation capacity and logistical challenges, the real reasons could lie in things the CCP wishes to hide.
Locals say the regime is downplaying the death toll. Monks and rescue workers put the number of deaths at over 10,000, while Beijing gives a statistic of just above 2,000.
Following the Sichuan earthquake, the regime had announced that school buildings would be constructed to withstand magnitude 7 quakes. In the area near the county seat of Jiegu, nearly 85 percent of the buildings collapsed, including many schools, resulting in the deaths of many children.
Some believe the Richter scale magnitude was manipulated to 7.1 to avoid having to explain why the schools, many of which were built recently, did not meet the earthquake resistance standards. According to the U.S. Geological Survey, the quake measured 6.9 on the Richter scale.
The population of Yushu is 97 percent ethnic Tibetan and among them, there is much dissatisfaction with Chinese rule. Several locals refused to shake hands with Wen during his visit. “You visit as if you were the leader of thugs, not to show your genuine love for the people. We do not have enough aid,” a monk shouted at Wen, according to a Radio Free Asia report.
Beijing has also been trying to hide that local Tibetans and monks are hoping the Dalai Lama would visit the region. Tibetan monks had been conducting prayers for their spiritual leader to arrive.
The Dalai Lama, who was born in Qinghai Province, where Yushu County is located, sent letters to console the residents and had expressed his wish to visit the affected regions. Despite it being a great opportunity to ease Beijing-Tibet relations, China did not respond to the request.
Leading Chinese earthquake experts, including Shen Zongpi, Yu Xianghong, and Zhang Deliang, had issued warnings that an earthquake may be forthcoming in the region. The China Earthquake Administration ignored the reports and announced on March 9, “There will not be any destructive earthquakes in mainland China in the near future.”
The Yushu earthquake has been one of the most devastating quakes to hit China in recent years, second only to the
2008 Sichuan earthquake.