Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Emotions and Your Health Cam xuc va suc khoe con nguoi

By Patricia.Muehsam,MD   
Dai ky Nguyen( The Epoch Time) Feb 26 2010 (nguyen ban tieng Anh o cuoi bai ).  *                                                                                                                      1. Cảm xúc có thể dẫn đến bệnh tật như thế nào?
Những tổn thương từ kiếp trước liệu có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của bạn được không? (Photos.com)Một vài suy nghĩ về việc trị bệnh cảm cúm trong những ngày mùa đông ở thành phố New York . Tôi hy vọng rằng nó sẽ có ích, và có thể sẽ truyền cảm hứng cho bạn đi tìm cách chữa lành bệnh từ bên trong.

Tất cả những cách chữa trị đều là trị liệu về tinh thần. Nó quả là một “công việc nội bộ.” Đó là lý do tại sao tôi gọi nó là cách chữa trị từ trong ra ngoài.
Cảm xúc bị kìm nén có thể dẫn tới bệnh tật. Những bệnh tật này biểu hiện như thế nào ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Việc bày tỏ cảm xúc có thể chữa lành bệnh. Thậm chí là bệnh ung thư. Thậm chí cả những bệnh mà thuốc Tây dường như không thể chữa khỏi.
Có lẽ những lời này có vẻ quá tự tin, nhưng chúng đã được ghi chép lại rất cẩn thận bằng các phương tiện nghiên cứu của khoa học phương Tây, và cũng được tìm thấy trong các cách chữa trị cổ truyền trên toàn thế giới. Các chi tiết đều vượt quá phạm vi của bài viết này, nhưng chúng có thể được tìm thấy trong loạt bài trước của tôi “Sức mạnh của tinh thần.”(http://theepochtimes.com/news/6-7-17/43996.html)
Tức giận, sợ hãi, và buồn chán: Đây là ba cảm xúc chính có thể dẫn đến các loại bệnh tật. Chúng rất bình thường và đều là những cảm giác tự nhiên, và tất cả chúng ta đều trải qua như những khía cạnh rất bình thường như vậy của bản chất con người đáng quý của chúng ta. Nhưng khi những cảm xúc này bị kìm nén không được giải tỏa hay biểu hiện ra ngoài, chúng có thể tạo ra chấn động tâm sinh lý gây rối loạn tuần hoàn máu.
Sự thiếu cân bằng này có thể biểu hiện qua những triệu chứng tâm sinh lý. Tôi dùng cụm từ ‘tâm sinh lý’ bởi vì những triệu chứng này có thể biểu hiện qua các hình thức sinh lý hay tâm lý hoặc cả hai. Khi những triệu chứng này nặng lên, chúng ta sẽ gọi chúng theo Tây Y – một căn bệnh.
Cảm xúc bị kìm nén
Những cảm xúc bị kìm nén này từ đâu ra? Nó phụ thuộc vào thế giới quan của bạn.
Đầu tiên, đó có thể là những tổn thương mà chúng ta từng trải qua trong cuộc sống. Thường xuyên hơn, trong thời thơ ấu, điều này xảy ra khi chúng ta mất đi trạng thái tuyệt vời của sự vô thức, rồi bắt đầu nhận thức, thích nghi và nhạy cảm đối với những điều xảy ra xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể trải qua sự đau đớn về tinh thần, và một cách đối phó tự nhiên là tự bảo vệ mình và cất giấu những cảm xúc vào nội tâm.
Một lý do khác cho những cảm xúc bị kìm nén là những gì đã trải qua từ tiền kiếp. Nếu khái niệm này khó được chấp nhận, tôi mong bạn dẹp sự nghi ngờ qua một bên và tiếp tục đọc. Rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng đã ủng hộ cho tính xác thực của hiện tượng này. Một lần nữa, các chi tiết này vượt quá phạm vi ở đây, nhưng xin hãy viết thư cho tôi nếu bạn muốn biết thêm chi tiết.
Những gì đã trải qua ở tiền kiếp, điều gây tổn thương và không được hàn gắn trong những kiếp luân hồi trước đây, có thể theo chúng ta khi chúng ta hiện diện trong kiếp này. Điều thú vị là, đây là một quan điểm chung của hầu hết các phương pháp chữa bệnh truyền thống trên thế giới. Các phương pháp chữa bệnh truyền thống này đều ứng dụng những hiểu biết về sức khỏe và cách điều trị bệnh tật của họ.
2. Giải tỏa cảm xúc như thế nào để có thể chữa lành bệnh
Như tôi đã trình bày trong phần 1 thì việc chữa bệnh hoàn toàn chuyên biệt và phụ thuộc vào cơ thể từng người. Chúng ta có thể bắt đầu ở bất cứ cấp độ nào trên thân-tâm của chúng ta. Có thể bắt đầu với nhục thể: cơ thể bên ngoài, hoặc chúng ta có thể bắt đầu với tâm thể: thể mang trạng thái tình cảm tinh thần. Tuy nhiên thực sự không có một sự khác biệt nào giữa hai thể trên.
Theo khuôn mẫu của Tây y, tất nhiên sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn khi trước tiên nghiên cứu cơ thể con người, các triệu chứng lâm sàng hay là căn bệnh. Tập trung vào cơ thể con người có thể là điểm khởi đầu cho việc chữa bệnh và các biến chuyển tại nhiều cấp độ sau đó. Tuy nhiên, trừ khi chúng ta xác định được nguồn gốc của các cảm xúc tinh thần cũng như mối liên hệ giữa chúng thì chúng ta không thể chữa trị hoàn toàn cho dù là ở mức độ nào đi chăng nữa.
Suy nghĩ của chúng ta, các loại cảm xúc tinh thần và các triệu chứng lâm sàng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chi tiết xin xem thêm trong một loạt bài trước đây của tôi “Sức mạnh của tinh thần”. Quan sát này đã được ghi lại một cách cụ thể bởi các thiết bị nghiên cứu khoa học của Tây phương và cũng được tìm thấy trong hệ thống lý thuyết thuộc các trường phái trị liệu cổ truyền trên thế giới.
Quen thuộc nhất tại các nước phương Tây phải kể đến hệ thống y học cổ truyền của Trung Quốc (Trung Y) và Y học cổ truyền của Ấn độ hay còn gọi là Ayurveda, hai hệ thống này đã tìm được chổ đứng trong nền y học hiện đại nơi đấy. Các hệ thống này đã xác lập các mối liên hệ giữa những triệu chứng lâm sàng và các trạng thái tinh thần. Trong y học Trung Hoa thì Tạng Phổi là nơi chứa của tâm u sầu; Tạng Can (gan) là nơi chứa sự giận dữ và Tạng Thận là nơi chứa của sợ hãi. Trong Y học cổ truyền Ấn Độ, Vata (kết hợp giữa Ánh Sáng và Gió) liên quan chứng viêm khớp và sự lo lắng; pitta (kết hợp giữa Lửa và Nước): ung nhọt và sự giận dữ. Khi bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của bạn thì việc tìm hiểu những mối liên hệ này tỏ ra rất có ích.
Có rất rất nhiều cách để chữa bệnh, tôi chỉ nêu tóm tắt ngắn gọn một vài trong số đó:
Một vài phương pháp mang tính “bị động”, trong khi một số khác lại có tính “chủ động”. Phương pháp bị động là các phương pháp mà bạn không chủ động, chẳng hạn như châm cứu hay mát-xa. Phương pháp chủ động là phương pháp tự bạn có thể thực hiện được, hoàn toàn dựa vào bạn như pranayama hay chính là các bài luyện thở. Những phương pháp chủ động có thể thực sự mang lại những chuyển biến cho bạn, còn các phương pháp bị động thì cũng có tác dụng tốt. Đôi khi cũng rất cần có những thể nghiệm nâng cao trạng thái thân-tâm mà không cần tổn hao quá nhiều sức lực.
Hô hấp và thực phẩm
Hơi thở chính là động lực và sinh khí cho hai thể thân-tâm của chúng ta. Khoa học phương Tây cũng đã ghi nhận mối quan hệ giữa hô hấp với sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần. Thật thú vị chính điều này lại là nguyên lý vốn sẵn có của các phương pháp trị bệnh cổ truyền trên thế giới. Theo y học truyền thống Trung Hoa và Ayurveda thì khí và prana được coi là nguồn sinh lực của con người. Nếu không có hô hấp thì chúng ta sẽ không thể tồn tại.
Làm tổn hại tới hoạt động hô hấp có thể gây ra bệnh tật, hô hấp tích cực có thể trị bệnh. Học được cách hô hấp tự nhiên cũng như các phương pháp thở đặc biệt có thể tác động tới thân-tâm chúng ta, trạng thái cảm xúc của chúng ta, và đó có thể chính là con đường trị liệu tâm pháp.
Thức ăn cũng là một loại thuốc đối với thân và tâm. Mọi loại thực phẩm đều ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của chúng ta. Những ảnh hưởng này đối với từng người là khác biệt. Hippocrates vốn được biết đến như là cha đẻ của nền y học phương Tây đã viết ra những quan điểm cho rằng “thực phẩm phải vừa là thuốc vừa là thức ăn của bạn” và dạy rằng “quan trọng hơn cả là nên biết về người bệnh nhân đang mắc bệnh hơn là biết về căn bệnh mà người bệnh mắc phải”
Những liệu pháp cụ thể
Bất kỳ một liệu pháp điều trị nào đều ảnh hưởng đến cơ thể và tinh thần của con người vì vậy mới hình thành thuật ngữ “thân-tâm”. Điều này cũng đúng trong y học phương Tây. Có rất nhiều phương pháp, công cụ, kỹ thuật và hệ thống. Những phương pháp được liệt kê dưới đây chưa phải là là tất cả, mà chỉ mang tính chất tham khảo.
Kỹ thuật năng lượng y học; kỹ thuật tâm lý năng lượng, các liệu pháp trên thân người như Rolfing; điều trị Ayurvedic và vật lý trị liệu; những phương pháp y học cổ truyền Trung Hoa bao gồm châm cứu, các phương pháp trị liệu dùng tay như chỉnh hình cột sống, thuật nắn xương, liệu pháp cộng hưởng như tinh dầu hoa; liệu pháp thảo mộc; vi lượng đồng cân;  các phương pháp chữa trị bằng yoga; liệu pháp tiền căn, luyện thở, liệu pháp tự sự sáng tạo, liệu pháp nhật trình (viết hàng ngày); liệu pháp dịch cân (chữa trị tìm sự cân bằng qua vận động). Một số phương pháp cần có người hướng dẫn còn một số khác thì bạn có thể tự thực hiện được.
Một vài gợi ý sau cùng cho bạn đó là hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn với chính mình. Người thầy chữa bệnh tuyệt vời nhất nằm ngay trong chính bạn, chứ không phải trong phòng khám của các bác sỹ hay do khả năng của bất kỳ kỹ thuật hay hệ thống nào. Chữa bệnh là một hành trình khám phá và phát triển, một hành trình sẽ chỉ và luôn mang lại cho con người tâm trạng tốt hơn
Trong thời gian sắp tới tôi sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân mình trong  việc đẩy lùi bệnh tật, những kinh nghiệm này đã dạy tôi về cách chữa bệnh và tôi cũng sẽ đề cập kỹ hơn về một số phương pháp tiếp cận được đề cập đến ở trên.
Tiến sĩ Muehsam là một bác sĩ, nhạc sĩ, và nhà văn sống tại thành phố New York. Địa chỉ email của bà là transformationalmedicine@gmail.com

_________
1. How emotions can cause ‘dis’-ease
Some thoughts on healing on a cold, wintry day in New York City. I hope these can be of use, and perhaps will inspire you to find guidance on healing from the inside out.
All healing is really about emotional healing. It’s literally an “inside job.” That’s why I call it healing from the inside out.
Repressed emotions can cause disease. How this disease manifests in each of us is completely individualized. Releasing emotions can heal disease. Even cancer. Even diseases that Western medicine deems incurable.
Perhaps these notions seem presumptuous, yet they have been well-documented by the investigative tools of Western science, and are also found within the tenets of global healing traditions worldwide. Details are beyond the scope of this essay, but can be found in my previous article series “The Power of the Mind.” (theepochtimes.com/news/6-7-17/43996.html)
Anger, fear, and sadness: These are three primary emotions that may be causes of disease. They are normal and natural feelings, and we all experience them as natural aspects of our wonderful humanness. But when these feelings remain internalized without avenues for expression and release, they can create a vibrational state in our body-mind that disrupts our natural homeostatic balance.
This imbalance can express itself in body-mind symptoms. I use the term body-mind because these symptoms can express themselves in physical symptoms or as emotional symptoms or both. When symptoms become loud enough, we may have a label for them in Western medicine—a disease.
Repressed Emotions                                                                                                                        Where do repressed emotions come from? This depends on your worldview.
First, they may come from experiences that we’ve had in this lifetime that were traumatic. Most often, in early childhood, this occurs after we lose the wonderful state of being unselfconscious and become aware and attuned and sensitive to the experiences around us. We may have experiences that are painful emotionally, and one natural response may be to protect ourselves and internalize these emotions.
Another source of repressed emotions may be past-life experiences. If this concept is challenging, I ask you to suspend any disbelief and read on. There exists a wide body of research, conducted by reputable scientists, supporting the veracity of this phenomenon. Again, details are beyond the scope here, but please write for details if you’re interested.
Past-life experiences that were traumatic and were not healed during past incarnations may have been carried with us as we entered our present body-mind in this lifetime. Interestingly, this worldview of past lives is shared by most global healing traditions. These healing traditions accommodate and utilize the notion in their understanding and treatment of health and illness.
2.How to Release Emotions to Enable Healing
As I wrote in Part 1, healing is completely unique and individualized. We may begin at any level of our body-mind. We can start with the physical body, or we can start with the mental-emotional body. However, there is really no distinction between the two.
Often it is easier, given the paradigm of Western medicine, to first consider the physical body, symptoms, or “dis”-ease. Focusing on the physical body can be a starting point for healing and transformation on many levels. Yet unless we address emotional roots and links, we cannot heal completely on any level.

Our thoughts, emotions, and physical symptoms are intimately linked. Detailed in my prior series, “The Power of the Mind,” theepochtimes.com/news/6-7-17/43996.html, this observation has been well-documented by the investigative tools of Western science and is also found within the tenets of global healing traditions.
Most familiar in the West are traditional Chinese medicine and Ayurveda, two systems that have found footing on our shores. These systems link bodily symptoms and emotions. In Chinese medicine, the lung is the repository for grief, the liver for rage, and the kidney for fear. In Ayurveda, the vata dosha may yield arthritis and worry; the pitta, ulcers and rage. It may be helpful to consider these connections when reflecting upon your own health concerns.
There are many, many ways to enable healing. I will briefly summarize some of these.
Some tools and techniques are “passive”; others are “active.” Passive approaches are those that are done to you, such as acupuncture and massage. Active ones are those that you can do yourself, completely on your own, such as pranayama, or breathing exercises. Active techniques can be truly empowering, but passive ones are useful too. Sometimes it is helpful to have an experience to shift one’s body-mind state without having to put forth a lot of effort.

Breath and Food
Breath is the fuel and life force for our body-mind. Western science has well documented the relationship between respiration and physical and emotional health. Interestingly, this is an inherent tenet of global healing traditions. Qi and prana are considered life force in traditional Chinese medicine and Ayurveda, respectively. Without breath, we do not exist.
Compromised breathing can cause illness; optimized breathing can enable healing. Learning natural breathing as well as specialized breathing techniques can affect our body-mind, our emotional state, and can be a conduit to emotional healing.
Food is medicine for our body-mind. All foods have effects on our emotional states. These effects are unique to each of us. Hippocrates, considered the father of Western medicine, wrote of these concepts. He believed that “food should by thy medicine and thy medicine food,” and also taught that it is “more important to know the patient that has the disease than to know what disease the patient has.”
Particular Therapies
Any therapeutic modality affects both body and mind, hence the term body-mind. This is so even in Western medicine. There are many approaches, tools, techniques, and systems. The following is merely a list, not exhaustive, for your consideration:
Energy medicine techniques; energy psychology techniques; body-centered therapies such as Rolfing; Ayurvedic treatments and bodywork; Chinese medicine approaches, including acupuncture; manual therapies such as chiropractic and osteopathy, vibrational medicine such as flower essences; herbal therapies; homeopathy; the various techniques of yoga traditions; past-life therapy; breath-work therapy; creative self-expressive therapies; writing or journaling therapies; and movement therapies. Some of these require a practitioner, some of these you can do on your own.

Some final suggestions: Be gentle and patient with yourself. The greatest healer lies within you, not within the office of any practitioner or the scope of any technique or system. Healing is a journey of exploration and growth, a journey that will only and always lead to a greater sense of well-being.
In time to come, I will share some of my personal experiences with “dis”-ease, experiences that have taught me more about healing, and describe some of the approaches mentioned above.


Dr. Muehsam is a physician, musician, and writer based in New York City. Her e-mail is: transformationalmedicine@gmail.com